Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Những hiểu lầm tai hại về tên miền cần loại bỏ


1/Tên miền đẹp là đủ!

Một tên miền đẹp nhưng chưa được sử dụng cũng giống như một bản kế hoạch tốt đang chờ người có thẩm quyền ký tên. Như một hạt giống tốt nhưng không được gieo trồng cho đến ngày nó chết rồi bỏ đi.

2/Tên miền đẹp là tất cả!

Nhiều người lầm tưởng rằng, domain là tất cả trên internet và TMDT, thật ra nó chỉ là một thành phần, một thành phần quan trọng nhưng không phải là tất cả. Domain đẹp nhưng không sinh ra lợi nhuận chúng dần trở nên gánh nặng.

3/Tên miền đẹp là tốt cho SEO!

Thật ra bạn có một tên miền đẹp nhưng không có nội dung hay và được cập nhật thường xuyên thì không có gì có thể giúp tên miền hoặc website đó sẽ có được vị trí tốt tại GOOGLE.

4/Mọi người sẽ tự tìm đến và trả bạn giá cao để mua tên miền của bạn!

Tên miền của bạn không có ai quan têm đến và đang gặp khó khăn thì rất có thể đó là những lý do sau: Bạn chưa viết một là thư nào giới thiệu về tên miền của mình, chưa viết một quảng cáo nào về tiềm năng và giá trị của tên miền bạn đã đầu tư; chưa làm gì với tên miền của bạn, chưa mở một tài khoản paypal, chưa có một tài khoản VISA chưa đăng bán tên miền của mình ở bất cứ nơi nào và thức tế chưa ngồi để định giá cho những tên miền đó hoặc chưa hiểu rõ quy trình mua bán và thanh toán cho một giao dịch tên miền.

Sản phẩm sẽ không bao giờ trở thành hàng hóa nếu sản phẩm đó không cộng thêm một hoặc nhiều hoạt động xúc tiến thị trường.

Domain của bạn chỉ là một sản phẩm điện tử mang những kí tự được số hóa trong list danh mục đầu tư domain hàng năm tiêu tốn ngân sách của bạn. Vì thực tế là, tên miền chúng không tự bán hay tự giới thiệu chính mình được mà việc đó là của bạn, bạn đã mơ tưởng đến chúng, bỏ tiền đăng kí và đặt chúng vào một trò chơi mà quy luật chủ đạo ở đây là may rủi. Để giải quyết vấn đề này, tôi xin giới thiệu một công thức đơn giản giúp bạn lập lại tương lai cho danh mục đầu tư tên miền của mình.

Tại sao tôi không kiếm được tiền từ tên miền (Domain) ?

Mua được tên miền đẹp rất khó, nhưng để kiếm tiền từ tên miền đó lại càng khó hơn. Rất nhiều người đầu tư tên miền phải bỏ cuộc giữa chừng bởi không còn đủ khả năng để duy trì tên miền trong khi tên miều đã bỏ tiền đầu tư khó bán, thậm chí là không bán được. Sau đây, mình xin liệt kê lý do lý giải vì sao bạn không thể kiếm tiền từ tên miền.


Không định giá tên miền

Một số người không muốn định giá tên miên của mình (hoặc không biết cách định giá tên miền). Những người này thường mua tên miền, và ngồi đợi ai đó “để ý”, trả giá. Nhưng thực tế nếu người mua có nhu cầu, và có nhiều tên miền trong tầm ngắm thì người ta sẽ chỉ liên hệ với những domain được định giá mà thôi.
Bởi vậy, hãy định giá domain của bạn.

Không thực hiện marketing tên miền

Một số người có vẻ không thèm quảng bá tên miền của họ. Họ cho rằng tên miền đẹp thì nhiều người sẽ biết đến. Nhưng thực tế không phải vậy. Nếu bạn không làm marketing cho tên miền se chẳng ai biết rằng bạn đang sở hữu tên miền đẹp.

Có rất nhiều cách để bạn quảng bá cho tên miền của mìn. Bạn có thể đưa nó lên những sàn giao dịch domain, tự mở một “shop” tên miền bằng blog và đưa tin, trao đổi thông tin về những tên miền bạn sở hữu, xây dựng website có gắn tên miền và làm nội dung cho site đó… 

Nên nhớ rằng, không thực hiện marketing cho tên miền, bạn sẽ không bán được chúng. Bởi vậy, hãy làm marketing cho tên miền – làm một cách chuyên nghiệp.

Bạn nghĩ rằng kiếm tiền từ tên miền là quá ít

Nhiều người cho rằng kiếm tiền từ tên miền là một việc rất dễ,  rất nhiều. Nhưng thực tế không bao giờ như vậy, bởi có những tên miền bạn có thể bán với giá cao, nhưng có những tên miền bạn chỉ hòa vốn mà thôi. Càng đầu tư domain bạn sẽ thấy nó cũng như những ngành kinh doanh khác, bạn chỉ có thể kiếm tiền ít nhưng an toàn.


Không kiên nhẫn

Bao nhiêu lâu bạn cho rằng sẽ kiếm tiền từ domain? Một số người đang kinh doanh theo định hướng này, sau đó lại chuyển sang định hướng khác mà không hề có kế hoạch, có phương hướng, không có niềm tin và sự kiên nhẫn cần thiết. Một ngày có hàng ngàn domain đẹp bị để hết hạn, đó là lý do này. Và cái quan trọng nhất đó chính là người chiến thắng là người kiên nhẫn nhất.

Sử dụng thông tin Whois sai

Đây là sai lầm thường gặp, nhất là khi bạn đã thay đổi email hoặc số điện thoại. Điều này khiến người mua không thể liên lạc được với bạn. Hãy nhớ kiểm tra thông tin liên lạc một cách thường xuyên và đảm báo nó luôn chính xác.

Định nghĩa về URL

URL là một thuật ngữ tin học tương đối quen thuộc với người dùng internet. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được khái niệm đúng về URL.

URL viết tắt của Uniform Resource Locator (Định vị Tài nguyên thống nhất hay Định vị Tài nguyên đồng dạng) được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet. URL mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang mạng. Các tài nguyên khác nhau được tham chiếu tới bằng địa chỉ, chính là URL, còn được gọi là địa chỉ web hay là liên kết mạng (hay ngắn gọn là liên kết).

Có thể hiểu đơn giản, URL là một đường dẫn vào trang web

Các thành phần của URL:
Một URL bao gồm một số thành phần:

- Tên giao thức. Các giao thức hiện nay bạn thường gặp là http hoặc https, ngoài ra thì còn có ftp,mailto...

- Tên miền.

- Cổng chỉ định, thường thì bạn ít nhìn thấy cổng trên URL. (Có thể có hoặc không)

- Đường dẫn trên máy chủ chứa tài nguyên.

- Ngoài ra còn có các truy vấn, các mục con. (Có thể có hoặc không)

Ví dụ minh họa:

URL: http://hosttotnhatvietnam.blogspot.com/2015/05/dinh-nghia-ve-url.html

-Tên giao thức: http
-Tên miền: tenmien.domains
-Đường dẫn: 2015/05/dinh-nghia-ve-url.html

Lịch sử của URL

URL được chuẩn hóa từ năm 1994, bởi Tim Berners-Lee và các nhóm làm việc URI của Internet Engineering Task Force (IETF) như một kết quả của sự hợp tác, khởi đầu từ tài liệu IETF "Birds of a Feather" vào năm 1992.

7 Công cụ tự động giúp bạn tìm được một Domain (Tên miền) ưng ý

Cho dù bạn là một người tìm kiếm tên miền để xây dựng công việc kinh doanh online cho riêng mình, hay là nhà đầu tư tên miền, việc có được cho mình một tên miền có ý nghĩa, giá trị, phù hợp mục tiêu cũng chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. 


Dưới đây tôi sẽ giới thiệu với bạn 7 công cụ giúp bạn tìm kiếm tên miền một cách tự động, hiệu suất cao hơn. Cuối cùng thì bạn vẫn là người quyết định có mua một tên miền nào đó hay không, nhưng ít nhất những công cụ này cũng giúp bạn tham khảo hoặc có thêm cơ sở để “tư duy” về tên miền thay vì cách làm mơ hồ như trước.

1. Lean Domain Search

 Lean Domain Search là công cụ khá thú vị và đầy đủ giúp bạn nghiên cứu và lựa chọn tên miền dựa trên từ khóa cho trước. Sau đó, hệ thống sẽ tổ hợp các từ khóa khác nhau để tạo nên các khả năng có thể của tên miền cho bạn lựa chọn. Bạn có thể lọc tên miền theo độ dài, theo tính phổ biến hoặc theo vần ABC, bắt đầu bằng cụm từ hoặc kết thúc bằng cụm từ. Ngoài ra, hệ thống cũng báo luôn cho bạn biết tên miền nào vẫn còn, tên miền nào đã bị đăng ký mất.

Trong ví dụ minh họa trên, tôi đã thử với từ khóa “ten mien ”, LDS trả lại cho tôi khoảng 5000 tên miền có chứa từ khóa “ten mien”. Đây là cách làm không tồi giúp bạn bước đầu gạn lọc ra những tên miền có tiềm năng.

2. Name Mesh

Một công cụ khác giúp bạn tìm tên miền đó là Name Mesh. Cũng tương tự như LDS, Name Mesh (NM) cũng giúp bạn tạo tên miền dựa trên một hoặc một số từ khóa mà bạn cho trước. Tuy nhiên, ưu điểm của NM là phân bố tên miền theo từng chủ đề (categories) để bạn dễ dàng lựa chọn và ra quyết định.
 
3. WordOid

Một công cụ rất hữu dụng nữa là Wordoid. Hệ thống WordOid được đánh giá là công cụ đặt tên thông minh. Nếu bạn cần một cái tên ấn tượng, độc đáo mà không nhất thiết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh online của mình thì WordOid là một lựa chọn đáng giá.

Bạn có thể đưa thêm từ khóa của mình cũng như giới hạn tối đa độ dài ký tự của tên miền hoặc lựa chọn ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh (Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp).

Chỉ với 1 nút nhấn – Creat WordOid, ngay lập tức WordOid đã gợi ý cho tôi một loạt tên miền nghe rất lạ tai.

4. Name Station

NameStation - đúng như tên của công cụ này, nó như một công cụ tìm kiếm tên miền cực mạnh, có thể giúp bạn tạo ra những tên miền trên cơ sở từ khóa chính mà bạn cung cấp, sau đó bạn có thể lọc theo lĩnh vực mà bạn kinh doanh để chọn cho mình tên miền ưng ý nhưng chưa bị ai đăng ký mất.

Tôi đã thử với từ khóa “kinh doanh online ”, Name Station đã cho tôi khoảng 1448 tên miền như minh họa. Nếu bạn muốn đặt kiểu tên miền chứa từ khóa, thì theo tôi đây là một giải pháp rất phù hợp.

5. Domain Hole

Domain Hole là một giải pháp rất toàn diện liên quan đến tên miền. Hệ thống này bao gồm trong nó rất nhiều tính năng:

Tìm kiếm tên miền đã hết hạn trong một khoảng thời gian nhất định (giúp bạn săn những tên miền hay nhưng đã bị đăng ký).
Tổ hợp các từ khóa để tạo tên miền
Kiểm tra sự tồn tại của 1 tên miền nhất định
Công cụ tạo tên miền tự động
Theo dõi tên miền, hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết bất cứ khi nào thông số WHOIS về tên miền đó có sự thay đổi

6. Domainr

Domainr là công cụ đáng nhận được sự quan tâm của bạn khi bạn cần lựa chọn cho mình 1 tên miền rút gọn trên cơ sở thương hiệu của bạn. Tên miền rút gọn đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để đặt cho website phiên bản di động hoặc dùng để chia sẻ link trên mạng xã hội.

7. Impossibility!

Impossibility!  công cụ bí mật cuối cùng mà tôi giới thiệu với bạn. Tuy giao diện không bắt mắt nhưng bù lại, hệ thống của Impossibility! Lại vô cùng mạnh mẽ. Nó không chỉ dừng lại với việc tổ hợp và gợi ý tên miền với từ khóa mà bạn cung cấp, mà còn khéo léo liệt kê những dạng khác của từ khóa như thêm danh từ, động từ, tính từ vào tên miền.

Mong rằng những công cụ kể trên sẽ giúp bạn tạo ra được tên miền mà bạn ưng ý, phù hợp với mục đích của bạn.

Các giao thức truyền tải thông tin trên mạng internet


- SMTP (từ chữ Simple Mail Transfer Protocol) -- hay là giao thức chuyển thư đơn giản. Đây là một giao thức lo về việc vận chuyển email giữa các máy chủ trên đường trung chuyển đến địa chỉ nhận cũng như là lo việc chuyển thư điện tử từ máy khách đến máy chủ. Hầu hết các hệ thống thư điện tử gửi thư qua Internet đều dùng giao thức này. Các mẫu thông tin có thể được lấy ra bởi một email client. Những email client này phải dùng giao thức POP hay giao thức IMAP.

- IMAP (từ chữ Internet Message Access Protocol) -- hay là giao thức truy nhập thông điệp (từ) Internet. Giao thức này cho phép truy nhập và quản lý các mẫu thông tin về từ các máy chủ. Với giao thức này người dùng email có thể đọc, tạo ra, thay đổi, hay xoá các ngăn chứa, các mẫu tin đồng thời có thể tìm kiếm các nội dung trong hộp thư mà không cần phải tải các thư về.
 
Phiên bản mới nhất của IMAP là IMAP4 tương tự nhưng có nhiều chức năng hơn giao thức POP3. IMAP nguyên thuỷ được phát triển bởi đại học Standford năm 1986.

- POP (từ chữ Post Office Protocol) -- hay là giao thức phòng thư. Giao thức này được dùng để truy tìm các email từ một MTA. Hầu hết các MUA đều dùng đến giao thức POP mặc dù một số MTA cũng có thể dùng giao thức mới hơn là IMAP.
 
Hiện có hai phiên bản của POP. Phiên bản đầu tiên là POP2 đã trở thành tiêu chuẩn vào thập niên 80, nó đòi hỏi phải có giao thức SMTP để gửi đi các mẫu thông tin. Phiên bản mới hơn POP3 có thể được dùng mà không cần tới SMTP.

Ví dụ minh họa về hoạt động của hệ thống Email hiện nay


Hoạt động của hệ thống email hiện nay có thể dược minh họa qua phân tích một thí dụ như sau

Nguyễn dùng MUA của mình để soạn một lá thư có địa chỉ người nhận là Trần với địa chỉ là Tran@b.org. Nguyễn nhấn nút Send và phần mềm thư điện tử của Nguyễn áp dụng SMPT để gửi mẫu thông tin (lá thư) đến MTA, hay máy chủ thư điện tử, của Nguyễn. Trong thí dụ thì máy chủ này là smtp.a.org được cung cấp từ dịch vụ Internet của Nguyễn.

- MTA này sẽ đọc địa chỉ chỗ nhận (tran@b.org) và dựa vào phần tên miền nó sẽ tìm hỏi địa chỉ của tên miền này, nơi có máy chủ sẽ nhận email gửi đến, qua Hệ thống Tên miền.

- Máy chủ DNS của b.org là ns.b.org sẽ trả lời về một bản ghi trao đổi thư từ, đây là bảng ghi chỉ ra cách thức làm thế nào định tuyến cho email này. Trong thí dụ thì mx.b.org là máy chủ từ dịch vụ cung ứng Internet của Trần.
- smtp.a.org gửi mẫu thông tin tới mx.b.org dùng giao thức SMTP, điều này sẽ phân phối lá thư đến hộp thư của Trần.

- Khi đọc Trần ra lệnh nhận thư trên máy (MUA) của Trần, điều này tạo ra việc lấy về mẫu thông tin bằng cách áp dụng giao thức POP3.

Trong trường hợp Nguyễn không có MUA mà chỉ dùng Webmail chẳng hạn thì bước 1 sẽ không xảy ra tức là MTA của Nguyễn sẽ làm việc trực tiếp. Tưong tự cho trường hợp Trần không có MUA riêng.

Trước đây, nếu một MTA không thể gửi tới đích thì nó có thể ít nhất ngừng lại ở chỗ gần với chỗ nhận. Sự ngừng này sẽ tạo cơ hội để máy đích có thể nhận về các mẫu thông tin trong thời gian trễ hơn. Nhiều MTA sẽ chấp nhận tất cả mẫu thông tin từ người gửi bất kì và tìm mọi cách để phân nó về đến máy đích. Những MTA như vậy gọi là những ngưng đọng thư mở (open mail relays). Điều này khá cần thiết vì sự chất lượng liên lạc của hệ thống Internet lúc đó còn yếu.
Ngày nay, do việc lợi dụng trên cơ chế hoạt động của hệ thống thư điện tử nhiều người đã gửi ra các loại thư vô bổ. Như là hậu quả, rất ít MTA ngày nay còn chấp nhận các ngưng đọng thư mở. Bởi vì các thư như vậy rất có thể là các loại thư nhũng lạm.

Lợi ích của email so với thư thường


- Thay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program).

- Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người.

- Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện - Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy.

 - Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng Gbyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa.

- Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom, ...) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo.

- Các dạng chuyển tiếp (chain mail) trong đó người nhận lại chuyển đi nội dung lá thư cho một hay nghiều người khác thường cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bưu chính và thư điện tử. Khả năng ảnh hưởng về thông tin của hai loại này là tương đương mặc dù thư điện tử chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính.

- Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng vói điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ.

- Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác.

- Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng kí dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân. 

Tìm hiểu về thư điện tử (Email)


Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail), đôi khi được dịch không chính xác là điện thư, là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính.

Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.

Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.

Phần mềm thư điện tử (email software) là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho người dùng việc chuyển và nhận các mẫu thông tin (thường là dạng chữ). Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay cách phương cách khác ít dùng hơn như là dùng máy quét hình (scanner), dùng máy ghi hình số (digital camera) đặc biệt là các Web cam. Phần mềm thư điện tử giúp đỡ cho việc tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các (điện) thư. Có hai trường hợp phân biệt phần mềm thư điện tử là

- Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng máy tính của người dùng gọi là email client, hay phần mềm thư điện tử (cho) máy khách. Các thí dụ loại phần mềm này bao gồm: Microsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Phần mềm thư điện tử này còn có tên là MUA (từ chữ mail user agent) tức là Tác nhân sử dụng thư. Một cách gọi tên thông dụng khác của email client là ứng dụng thư điện tử (email application) nếu không bị nhầm lẫn

- Ngược lại, loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ (web server) trên Internet gọi là WebMail, hay Phần mềm thư điện tử qua Web. Để dùng được các phần mềm loại này thường các máy tính nối vào phải có một máy truy cập tương thích với sự cung ứng của WebMail. Thí dụ loại này là mail.Yahoo.com, hay hotmail.com.

Nơi cung ứng phần mềm cũng như phương tiện chuyển thư điện tử gọi là nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử (email sevice provider).

Máy tính làm việc cung ứng các dịch vụ thư điện tử là MTA (từ chữ mail transfer agent) hay là đại lý chuyển thư. Vì đây là máy chủ nên khi không bị nhầm lẫn với các loại máy chủ khác thì người ta cũng gọi MTA là máy chủ hay rõ hơn là máy chủ thư điện tử.

Các dịch vu thư điện tử có thể được cung ứng miễn phí hay có lệ phí tuỳ theo nhu cầu và mụch đích của ngưòi dùng. Ngày nay, email thường được cung cấp kèm với các phương tiện Internet khi người tiêu dùng ký hợp đồng với các dịch vụ Internet một cách miễn phí.

6 QUY TẮC CHỌN TÊN MIỀN ĐẸP VÀ HIỆU QUẢ


Quy tắc 1 : Tên miền càng ngắn càng tốt

Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( msn.com, hp.com, ...). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo...

Quy tắc 2 : Tên miền phải dễ nhớ

Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên nhu Art.com, Business.com... Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặt biệt, và khi phát âm giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,...).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.

Quy tắc 3: Tên miền không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( - ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.

Quy tắc 4: Tên miền khó viết sai

Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác.

Quy tắc 5: Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn

Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là www.Ahotel.com. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.

Quy tắc 6: Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,...) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

Chọn dịch vụ web hosting không hề khó


Một trong những quyết định rất quan trọng mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân là lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất.  Trước khi chọn nhà cung cấp hosting bạn cần xem một số ý kiến sau:

Dung lượng: Mỗi nhà cung cấp có các gói web hosting với dung lượng khác nhau. Do vậy bạn cần chọn nhà cung cấp nào có các gói hosting đáp ứng nhu cầu của bạn. Khi có nhu cầu mở rộng bạn dễ dàng nâng cấp chúng.

Sự ổn định, tốc độ, an toàn: Tốc độ, độ tin cậy là vô cùng quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến. Trong khi lựa chọn dịch vụ web hosting, bạn cần đảm bảo rằng đó luôn ổn định và an toản. Ngoài ra website truy cập chậm cũng  rất bực bội.  Vì vậy, làm thế nào để bạn biết một công ty hosting là đáng tin cậy hay không?  Từ thông tin phản hồi từ người khác!  Bạn có thể thử truy cập vào trang web của bạn trong nhiều thời gian khác nhau để xem độ ổn định và tốc độ. 

Hỗ trợ khách hàng: Nhà cung cấp hosting hỗ trợ như thế nào?  Họ có nhanh chóng hỗ trợ  vấn đề của bạn hay không?  Bạn có thể phụ thuộc vào việc này?.

Giá cả: Giá cả cũng là một trong những yếu tố lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất.  Nó không nhất thiết phải thật sự đắt tiền là tốt nhất.  Đơn giản chỉ cần so sánh giá cả và các dịch vụ trước khi đăng ký.

Băng thông: Bạn cũng cần phải xem các gói hosting của nhà cung cấp hosting có đáp ứng được nhu cầu băng thông cho website của bạn không? Nêu bạn sử dụng băng thông quá lớn chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy chủ riêng.  Sau cùng bạn cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được những dịch vụ tốt nhất cho số tiền quý vị đầu tư.