Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ten mien. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

TÊN MIỀN TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU LÀ VI PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ ?

Cùng với việc bùng nổ phát triển Internet và cơn sốt làm thương mại điện tử, số lượng đăng ký tên miền quốc tế và tên miền quốc gia Việt Nam .VN hàng tháng là trên 8000, và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước”, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.


Tranh chấp tên miền và thương hiệu luôn hiện hữu

Với việc tên miền là đối tượng có đặc tính duy nhất, trong khi đối tượng SHTT lại đa dạng và hay trùng lặp giữa các quốc gia, nền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ là nguyên nhân của tranh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp xảy ra khi một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Và để xảy ra việc tranh chấp này, lỗi đầu tiên thuộc về chính các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

Theo quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng như quy định chung về bảo vệ SHTT theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo khu vực thì nhãn hiệu được đăng ký SHTT tại quốc gia này có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác trừ trường hợp chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn cách thức bảo vệ khu vực hoặc quốc tế thông qua Hiệp ước quốc tế. Bản chất của bảo vệ SHTT là phạm vi lãnh thổ biên giới các quốc gia trên thực tế khác với tên miền là đại diện thay thế địa chỉ IP để định danh máy tính trên Internet toàn cầu với phạm vi quốc tế. Với thông lệ quốc tế thì tên miền sẽ không được điều chỉnh theo quy định SHTT mà tuân thủ theo quy định của Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN), Nhà quản lý tên miền và Nhà đăng ký tên miền, hợp đồng đăng ký tên miền và một số quy định liên quan.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Những tên miền đắt giá nhất trên thế giới


Ước tính đã có hơn 500 tên miền được mua hoặc được bán với giá từ 1 triệu USD trở lên, tương đương với 21 tỷ đồng.

Không có gì bất ngờ khi các tên miền liên quan đến đánh bạc và sex có giá thuộc hàng khủng nhất. Dù vậy, một số tên miền tuy có giá rất cao nhưng trong hợp đồng, bên cạnh tên miền thì còn giao dịch cả các tài sản khác của doanh nghiệp nên không được xếp vào danh sách này. Chẳng hạn như Insure.com từng được mua với giá 16 triệu USD, nhưng đây là cả một công ty đang hoạt động bình thường, có lợi nhuận ổn định. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là danh sách chỉ đề cập đến những tên miền được mua lại sau năm 2003 mà thôi.
1. Sex.com

Tên miền này đã được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với tư cách tên miền đắt giá nhất trong lịch sử. Escom LLC đã bán lại sex.com cho Clover Holdings vào năm 2010 với giá lên tới 13 triệu USD, tương đương 275 tỷ đồng.

2. Fund.com

Clek Media đã đạt được một thỏa thuận mà hiếm người dám tin sẽ trở thành hiện thực: tên miền Fund.com đã được mua lại vào năm 2008 với giá xấp xỉ 10 triệu USD, được thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt.

3. Porn.com

Lại thêm một tên miền người lớn nữa góp mặt trong danh sách. Tại thời điểm 2007, Porn.com chính là vụ giao dịch toàn tiền mặt "khủng" nhất trong lịch sử tên miền. Moniker đã giúp bán tên miền này cho MXN Limited với giá 9.5 triệu USD.

4. Diamond.com


Odimo.com đã chuyển giao quyền sở hữu tên miền này cho Ice.com, một hãng chuyên bán lẻ đồ trang sức trực tuyến, vào năm 2006 với giá chuyển nhượng lên tới 7,5 triệu USD.

5. Slots.com
Như trang TechCrunch từng chỉ ra tại thời điểm vụ giao dịch được tiến hành (năm 2010), mỗi ký tự của tên miền này có giá hơn 1 triệu USD. Cụ thể, Slots.com có giá chuyển nhượng lên tới 5,5 triệu USD.

6. Toys.com

Hãng đồ chơi khổng lồ của Mỹ Toys'R"Us đã chịu chi tới 5,1 triệu USD để sở hữu tên miền đầy quyền lực này, chỉ vài tháng trước khi tên miền Candy.com được mua lại với giá 3 triệu USD.

7. Clothes.com — $4,900,000

Zappos đã chi tới 4,9 triệu USD để có thể sở hữu tên miền Clothes.com vào năm 2008. Giờ đây, cả Zappos lẫn tên miền này đều thuộc quyền sở hữu của đại gia thương mại điện tử Amazon.

8. Medicare.com — $4.8 million

eHealthInsurance.com đã mạnh dạn móc hầu bao tới 4,8 triệu USD để mua tên miền Medicare.com vào tháng 5 vừa qua.

9. IG.com
Đứng thứ 9 trong danh sách là IG.com, một tên miền được NetNames bán lại cho IG Group của Anh với giá 4,7 triệu USD vào tháng 9/2013. Trước đó, tên miền này thuộc sở hữu của công cụ tìm kiếm iG đến từ Brazil.

10. MI.com


Apple của Trung Quốc đã có một thương vụ đình đám hồi tháng Tư vừa qua khi mua lại tên miền MI.com với giá 3,6 triệu USD. Đây là tên miền đắt giá nhất mà một doanh nghiệp Internet Trung Quốc từng mua và Xiaomi dự định sẽ sử dụng MI.com để thương hiệu của hãng trở nên dễ nhớ với người dùng phương Tây hơn.

11. Whisky.com
Tháng 3/1995, Michael Castello đăng ký sở hữu tên miền Whisky.com mà không cần phải bỏ lấy một đồng chi phí. Đến tháng 3 vừa qua, Castello Cities Internet Network đã bán lại tên miền này với giá lên tới 3,1 triệu USD.

12. Sex.xxx

Sex.xxx chính là tên miền có đuôi .xxx đắt nhất từ trước tới nay. Tháng 6 vừa qua, nó được bán với giá 3 triệu USD thông qua ICM Registry.

13. Vodka.com
Cũng có giá 3 triệu USD là tên miền Vodka.com, được mua lại bởi một tỷ phú người Nga, người đã sáng lập ra hãng rượu vodka lớn nhất nước này. Thương vụ được tiến hành vào tháng 12/2006.

14. Candy.com

G&J Holdings đã mua lại tên miền Candy.com với mức giá ngọt ngào 3 triệu USD vào năm 2009.

15. Shopping.de

Unister GmbH đã chi tới 2,858 triệu USD để mua lại tên miền này cùng với một danh mục các website có tiếng khác của Đức như Auto.de, News.de và Kredit.de.

Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều tên miền đắt đỏ khác không xuất hiện trong danh sách, vì lý do được bán trước thời điểm năm 2003 hoặc giá bán không chỉ bao gồm tên miền.

Cụ thể, Insurance.com có giá 35.6 triệu USD (2010); VacationRentals.com 35 triệu USD (2007), PrivateJet.com giá 30.1 triệu USD (2012); Internet.com giá 18 triệu USD (2009); Insure.com giá 16 triệu USD (2009); Hotels.com giá khoảng 11 triệu USD; Fb.com giá 8.5 triệu USD (2010)....

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Bật mí 6 quy tắc lựa chọn tên miền (Domain)


1. Domain (tên miền) ngắn gọn và dễ nhớ
Domain (tên miền) ngắn gọn giúp dễ đọc, dễ viết và dễ nhớ và thuận tiện khi thiết kế logo hoặc bộ nhận diện thương hiệu cho website.

Ví dụ: Google.com, yahoo.com, alibaba.com

2. Domain (tên miền) chứa từ khóa cần SEO
Domain (tên miền) chứa từ khóa là 1 trong 200 tiêu chí để google xếp hạng trang web. Ngoài ra Domain (tên miền) chứa từ khóa cần Seo rất dễ nhớ, giúp cho khách hàng có thể nắm bắt được ngay nội dung trang web truy cập nói về điều gì.

Ví dụ bạn đang Seo các từ khóa liên quan đến lĩnh vực đào tạo kế toán thì Domain (tên miền) lựa chọn “hocketoan.com”.

3. Domain (tên miền) chứa thương hiệu công ty
Các công ty, tập đoàn lớn hay lựa chọn các tiên miền chính là tên công ty giúp dễ dàng quảng bá được thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp trên internet.
Ví dụ: Domain (tên miền) của trường đào tạo SEO Vinamax: vinamax.edu.vn
 

4. Domain (tên miền) khó viết sai
Các Domain (tên miền) quá dài đặc biệt là các Domain (tên miền) tiếng anh rất dễ bị khách hàng viết sai.

Ví dụ: hyundaicounty.com – Khách hàng sẽ rất khó để có thể viết đúng được Domain (tên miền) này.

5. Domain (tên miền) không chứa ký tự đặc biệt
Việc đăng ký Domain (tên miền) có chứa các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang “-” hoặc dấu “+” sẽ khiến cho Domain (tên miền) dài hơn đồng thời làm giảm mức độ chuyên nghiệp của Domain (tên miền). Hãy thử hình dung nhân viên tư vấn gọi điện cho khách hàng mời tham dự 1 khóa học seo chuyên nghiệp: “Quý khách vui lòng truy cập vào website dao-tao-seo.com để biết thêm thông tin chi tiết và lịch khai giảng khóa học”. Thật thiếu chuyên nghiệp đúng ko nào?

Domain (tên miền) của ngân hàng Bắc Á là 1 ví dụ điển hình: baca-bank.vn

6. Lựa chọn Domain (tên miền) dựa trên khách hàng mục tiêu
Nếu đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến là toàn cầu thì nên lựa chọn các Domain (tên miền) quốc tế như .com, .net, .org. Hoặc nếu đối tượng khách hàng của bạn chỉ nhắm đến trong 1 địa phương nào đó thì có thể lựa chọn Domain (tên miền) liên quan đến địa phương đang kinh doanh.