Theo Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất của ICANN, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký tên miền cấp cao nhất bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc không nhất thiết phải phân theo lĩnh vực như trước đây. Chương trình mới này cũng có cơ chế bảo vệ lợi ích chặt chẽ hơn cho các cá nhân và đơn vị đăng ký tên miền.
Có thể đăng ký tên miền quốc tế bằng tiếng Việt
Ngày 12/01/2012, Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers - ICANN) đã chính thức triển khai đợt 1 Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (New generic Top Level Domain - New gTLD). Khác với hai hệ thống tên miền cấp cao nhất hiện có là tên miền quốc gia, vùng lãnh thổ (country code Top Level Domain - ccTLD, ví dụ .vn cho Việt Nam) và tên miền chung phân theo lĩnh vực kinh tế xã hội (generic Top Level Domain - gTLD, ví dụ .com cho khu vực kinh doanh, .edu cho khu vực giáo dục,…), tên miền cấp cao nhất mới không phân theo lĩnh vực và có thể sử dụng ngôn ngữ riêng của các quốc gia.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới đều có thể gửi hồ sơ đăng ký tên miền cấp cao nhất mới tới ICANN để xét duyệt. Trường hợp được chấp thuận, đơn vị gửi đăng ký sẽ trở thành chủ thể khai thác, quản lý sử dụng tên miền do mình đăng ký. Như vậy về lý thuyết, trong tương lai có thể xuất hiện các tên miền cấp cao nhất mới như .việt (hoặc .viet), .thểthao (hoặc .thethao)… do một tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoặc Việt Nam quản lý bên cạnh tên miền .vn mà Bộ TT&TT đang quản lý.
Hiện nay ICANN đang tiến hành thủ tục xét duyệt các hồ sơ đăng ký đợt 1 (khoảng 1.825 hồ sơ). Trong số này không có tên miền theo tiếng Việt và cũng không có đăng ký nào của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Các thông tin cụ thể về Chương trình, danh sách tên miền đăng ký đợt 1 tham khảo tại địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/. Theo dự kiến của ICANN, tên miền cấp cao nhất theo quy định mới sẽ chính thức được cấp vào tháng 9/2013. Quá trình thẩm định hồ sơ, cấp phát tên miền của vòng đăng ký thứ 1 sẽ tiếp diễn trong năm 2013 và kéo dài sang năm 2014.
Việc xét duyệt các đăng ký tên miền cấp cao nhất mới của ICANN được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của các quốc gia, lợi ích của cộng đồng và quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu... Toàn bộ cơ chế, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phát tên miền được quy định trong tài liệu Hướng dẫn về đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (New gTLD Applicant Guidebook) do ICANN biên soạn. Tài liệu này hiện vẫn được ICANN tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, hoàn thiện. Phiên bản mới nhất có thể tải về từ địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/applicants/agb.
Ba cơ chế bảo vệ quyền lợi đáng chú ý
Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới của ICANN hiện được các quốc gia, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới hết sức quan tâm do ảnh hưởng quan trọng của nó đến quyền lợi cả về chính trị, kinh tế và văn hóa; đặc biệt là những vấn đề như bảo vệ tên gọi quốc gia, tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ, tên gọi biểu trưng ý nghĩa văn hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu… Liên quan đến những vấn đề này, ICANN đã và đang cung cấp một số cơ chế mà các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có thể vận dụng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có 03 cơ chế đáng chú ý như sau:
- Cơ chế phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (Objection): Áp dụng trong quá trình đăng ký tên miền, theo đó Chính phủ các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp gửi hồ sơ tới ICANN để phản đối chính thức một đăng ký tên miền cấp cao nhất mới cụ thể có nguy cơ xâm phạm đến lợi ích của mình như gây nhầm lẫn với tên miền cấp cao nhất hiện có; xâm phạm đến quyền lợi pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp; vi phạm các quy tắc đạo đức, trật tự công cộng được thừa nhận bởi luật pháp quốc tế…
- Cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng sau khi tên miền cấp cao nhất mới được ICANN cấp và được đưa vào sử dụng bởi nhà quản lý tên miền gốc, nhà đăng ký tên miền: Tổ chức, doanh nghiệp có thể khiếu nại hoạt động của nhà quản lý tên miền gốc trong quá trình quản lý, cấp phát tên miền dưới tên miền cấp cao nhất mới trong trường hợp có sự xâm phạm đến lợi ích về thương hiệu của tổ chức, cá nhân hoặc trái với nội dung Hợp đồng mà nhà quản lý tên miền gốc đã ký kết khi được cấp tên miền cấp cao nhất mới (Registry Agreement). Chi tiết nội dung các cơ chế này tham khảo tại địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/program-status/pddrp .
- Cơ chế đăng ký thương hiệu: Tổ chức, doanh nghiệp chủ động đăng ký thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House (do một tổ chức ký hợp đồng với ICANN quản lý) để được sử dụng 02 dịch vụ: Dịch vụ Sunrise (cho phép tổ chức đã đăng ký thương hiệu (vào cơ sở sữ liệu Trademark Clearing House) sẽ được ưu tiên đăng ký sử dụng tên miền trùng với tên thương hiệu của mình trước khi việc đăng ký tên miền được chính thức cung cấp cho công cộng). Và dịch vụ Trademark Claim (cho phép tổ chức đã đăng ký tên thương hiệu nhận được thông báo ngay khi có chủ thể đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu của mình).
Mọi tổ chức, doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký tên thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House từ ngày 26/3/2013. Thông tin chi tiết tham khảo tại địa chỉ http://trademark-clearinghouse.com/. Tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo tài liệu Hướng dẫn để biết thêm chi tiết về các cơ chế bảo vệ quyền lợi liên quan đến Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới.
Ngày 12/01/2012, Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers - ICANN) đã chính thức triển khai đợt 1 Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (New generic Top Level Domain - New gTLD). Khác với hai hệ thống tên miền cấp cao nhất hiện có là tên miền quốc gia, vùng lãnh thổ (country code Top Level Domain - ccTLD, ví dụ .vn cho Việt Nam) và tên miền chung phân theo lĩnh vực kinh tế xã hội (generic Top Level Domain - gTLD, ví dụ .com cho khu vực kinh doanh, .edu cho khu vực giáo dục,…), tên miền cấp cao nhất mới không phân theo lĩnh vực và có thể sử dụng ngôn ngữ riêng của các quốc gia.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới đều có thể gửi hồ sơ đăng ký tên miền cấp cao nhất mới tới ICANN để xét duyệt. Trường hợp được chấp thuận, đơn vị gửi đăng ký sẽ trở thành chủ thể khai thác, quản lý sử dụng tên miền do mình đăng ký. Như vậy về lý thuyết, trong tương lai có thể xuất hiện các tên miền cấp cao nhất mới như .việt (hoặc .viet), .thểthao (hoặc .thethao)… do một tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoặc Việt Nam quản lý bên cạnh tên miền .vn mà Bộ TT&TT đang quản lý.
Hiện nay ICANN đang tiến hành thủ tục xét duyệt các hồ sơ đăng ký đợt 1 (khoảng 1.825 hồ sơ). Trong số này không có tên miền theo tiếng Việt và cũng không có đăng ký nào của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Các thông tin cụ thể về Chương trình, danh sách tên miền đăng ký đợt 1 tham khảo tại địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/. Theo dự kiến của ICANN, tên miền cấp cao nhất theo quy định mới sẽ chính thức được cấp vào tháng 9/2013. Quá trình thẩm định hồ sơ, cấp phát tên miền của vòng đăng ký thứ 1 sẽ tiếp diễn trong năm 2013 và kéo dài sang năm 2014.
Việc xét duyệt các đăng ký tên miền cấp cao nhất mới của ICANN được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của các quốc gia, lợi ích của cộng đồng và quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu... Toàn bộ cơ chế, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phát tên miền được quy định trong tài liệu Hướng dẫn về đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (New gTLD Applicant Guidebook) do ICANN biên soạn. Tài liệu này hiện vẫn được ICANN tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, hoàn thiện. Phiên bản mới nhất có thể tải về từ địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/applicants/agb.
Ba cơ chế bảo vệ quyền lợi đáng chú ý
Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới của ICANN hiện được các quốc gia, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới hết sức quan tâm do ảnh hưởng quan trọng của nó đến quyền lợi cả về chính trị, kinh tế và văn hóa; đặc biệt là những vấn đề như bảo vệ tên gọi quốc gia, tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ, tên gọi biểu trưng ý nghĩa văn hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu… Liên quan đến những vấn đề này, ICANN đã và đang cung cấp một số cơ chế mà các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có thể vận dụng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có 03 cơ chế đáng chú ý như sau:
- Cơ chế phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (Objection): Áp dụng trong quá trình đăng ký tên miền, theo đó Chính phủ các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp gửi hồ sơ tới ICANN để phản đối chính thức một đăng ký tên miền cấp cao nhất mới cụ thể có nguy cơ xâm phạm đến lợi ích của mình như gây nhầm lẫn với tên miền cấp cao nhất hiện có; xâm phạm đến quyền lợi pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp; vi phạm các quy tắc đạo đức, trật tự công cộng được thừa nhận bởi luật pháp quốc tế…
- Cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng sau khi tên miền cấp cao nhất mới được ICANN cấp và được đưa vào sử dụng bởi nhà quản lý tên miền gốc, nhà đăng ký tên miền: Tổ chức, doanh nghiệp có thể khiếu nại hoạt động của nhà quản lý tên miền gốc trong quá trình quản lý, cấp phát tên miền dưới tên miền cấp cao nhất mới trong trường hợp có sự xâm phạm đến lợi ích về thương hiệu của tổ chức, cá nhân hoặc trái với nội dung Hợp đồng mà nhà quản lý tên miền gốc đã ký kết khi được cấp tên miền cấp cao nhất mới (Registry Agreement). Chi tiết nội dung các cơ chế này tham khảo tại địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/program-status/pddrp .
- Cơ chế đăng ký thương hiệu: Tổ chức, doanh nghiệp chủ động đăng ký thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House (do một tổ chức ký hợp đồng với ICANN quản lý) để được sử dụng 02 dịch vụ: Dịch vụ Sunrise (cho phép tổ chức đã đăng ký thương hiệu (vào cơ sở sữ liệu Trademark Clearing House) sẽ được ưu tiên đăng ký sử dụng tên miền trùng với tên thương hiệu của mình trước khi việc đăng ký tên miền được chính thức cung cấp cho công cộng). Và dịch vụ Trademark Claim (cho phép tổ chức đã đăng ký tên thương hiệu nhận được thông báo ngay khi có chủ thể đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu của mình).
Mọi tổ chức, doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký tên thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House từ ngày 26/3/2013. Thông tin chi tiết tham khảo tại địa chỉ http://trademark-clearinghouse.com/. Tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo tài liệu Hướng dẫn để biết thêm chi tiết về các cơ chế bảo vệ quyền lợi liên quan đến Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét