Cùng với việc bùng nổ phát triển Internet và cơn sốt làm thương mại điện tử, số lượng đăng ký tên miền quốc tế và tên miền quốc gia Việt Nam .VN hàng tháng là trên 8000, và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước”, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.
Tranh chấp tên miền và thương hiệu luôn hiện hữu
Với việc tên miền là đối tượng có đặc tính duy nhất, trong khi đối tượng SHTT lại đa dạng và hay trùng lặp giữa các quốc gia, nền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ là nguyên nhân của tranh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp xảy ra khi một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Và để xảy ra việc tranh chấp này, lỗi đầu tiên thuộc về chính các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
Theo quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng như quy định chung về bảo vệ SHTT theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo khu vực thì nhãn hiệu được đăng ký SHTT tại quốc gia này có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác trừ trường hợp chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn cách thức bảo vệ khu vực hoặc quốc tế thông qua Hiệp ước quốc tế. Bản chất của bảo vệ SHTT là phạm vi lãnh thổ biên giới các quốc gia trên thực tế khác với tên miền là đại diện thay thế địa chỉ IP để định danh máy tính trên Internet toàn cầu với phạm vi quốc tế. Với thông lệ quốc tế thì tên miền sẽ không được điều chỉnh theo quy định SHTT mà tuân thủ theo quy định của Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN), Nhà quản lý tên miền và Nhà đăng ký tên miền, hợp đồng đăng ký tên miền và một số quy định liên quan.
Với việc tên miền là đối tượng có đặc tính duy nhất, trong khi đối tượng SHTT lại đa dạng và hay trùng lặp giữa các quốc gia, nền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ là nguyên nhân của tranh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp xảy ra khi một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Và để xảy ra việc tranh chấp này, lỗi đầu tiên thuộc về chính các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
Theo quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng như quy định chung về bảo vệ SHTT theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo khu vực thì nhãn hiệu được đăng ký SHTT tại quốc gia này có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác trừ trường hợp chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn cách thức bảo vệ khu vực hoặc quốc tế thông qua Hiệp ước quốc tế. Bản chất của bảo vệ SHTT là phạm vi lãnh thổ biên giới các quốc gia trên thực tế khác với tên miền là đại diện thay thế địa chỉ IP để định danh máy tính trên Internet toàn cầu với phạm vi quốc tế. Với thông lệ quốc tế thì tên miền sẽ không được điều chỉnh theo quy định SHTT mà tuân thủ theo quy định của Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN), Nhà quản lý tên miền và Nhà đăng ký tên miền, hợp đồng đăng ký tên miền và một số quy định liên quan.