Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Nên cân nhắc khi quyết định sử dụng VPS của nước ngoài

Theo các quan niệm của nhiều người từ xưa đến nay thì dùng sản phầm của nước ngoài sẽ tốt hơn là dùng hàng ở trong nước. Điều này cũng có thể đúng, với các công ty ở nước ngoài có cho thuê máy chủ ảo thì khả năng tiếp thu công nghệ  hiện đại cũng như có trình độ kỹ thuật cao của họ có thể tốt hơn ở Việt Nam nhiều.
Hơn nữa, những doanh nghiệp ở nước ngoài đã tiếp cận đến công nghệ hiện đại trước chúng ta rất nhiều.
 
Thuê máy chủ ở nước ngoài gây khó khăn cho khách hàng khi gặp các sự cố về các máy chủ ảo vps.
Khi đó, doanh nghiệp nước ngoài không thể ngay lập tức cử nhân viên kỹ thuật từ nước ngoài đến chỗ khách hàng để có thể sửa chữa nhanh hơn, mặc dù những công ty này khi cho thuê máy chủ ảo sẽ có các chi nhánh bảo trì ở Việt Nam nhưng việc điều nhân viên đến hỗ trợ khách hàng cũng có nhiều khó khăn do đó ảnh hưởng tới công việc của khách hàng đã thuê máy chủ ảo. Còn khi thuê các máy chủ ảo trong nước thì việc bảo dưỡng sẽ có thể dễ dàng hơn.

 Thuê gói máy chủ ảo  nước ngoài đòi hỏi khách hàng phải có biết tiếng anh để dễ dàng tìm hiểu thông tin về những gói thuê máy chủ ảo vps hiện có của các doanh nghiệp ở nước ngoài. Đôi khi, thì việc quá tin tưởng khiến bạn có thể rơi vào cạm bẫy của các doanh nghiệp có giả danh công ty ở nước ngoài.

Điều này, rất dễ xảy ra với các khách hàng không có am hiểu nhiều về các công ty ở nước ngoài có cho thuê máy chủ ảo vps. Việc cho thuê các máy chủ ảo vps ở nước  ngoài có thể gặp rào cản về ngôn ngữ,  hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Thuê máy chủ ảo vsp có ở nước ngoài có giá thành cao hơn rất nhiều so với thuê máy chủ ảo vps có trong nước, có tốc độ đường truyền chậm hơn nhiều do phải truyền tải trên chặng đường rất dài.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Virtual Private Server – VPS (Máy chủ ảo)


Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Khác với hosting sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting. Một VPS có thể chứa hàng trăm hosting khác nhau.

Máy chủ ảo phù hợp để xây dựng các hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server... dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật; dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà không cần cài đặt lại từ đầu.

Các ưu điểm của Máy chủ ảo
Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.
Độ ổn định và bảo mật cao.
Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.
Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu
Cài đặt lại hệ điều hành nhanh, chỉ từ 5-10 phút
Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.

KVM Switch kết nối với server như thế nào ?


KVM switch là gì?

KVM Switch (KVM viết tắt của Keyboard, Video, Mouse) là thiết bị giúp người quản trị có thể truy cập và điểu khiển được nhiều PC, server một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua một bộ bàn phím, màn hình và chuột. Được thiết kế đa dạng có thể là desktop hay rack mount (1U hoặc 2U), nên KVM switch đáp ứng được hầu hết các nhu cầu lắp đặt của người dùng như trong văn phòng làm việc, cho đến các phòng server thậm chí là trong các data center.

Trên KVM switch thường có rất nhiều cổng và đa số các cổng trong đó được dùng để kết nối đến các server. Việc kết nối đến các server bắt buộc phải dùng các loại cáp đặt biệt đi kèm theo KVM switch. Một đầu của sợi cáp sẽ được nối vào server thông qua cổng VGA và PS2 hoặc VGA và USB (tùy thuộc vào server), đầu còn lại sẽ nối với KVM switch. Không cần phải cài đặt phần mềm hay driver, việc chuyển đổi qua lại giữa server có thể sử dụng các nút trên KVM hoặc có thể dùng các phím nóng (hot-key) - thông thường là dùng phím Scroll Lock. Như vậy với một KVM switch có 32 port cùng với các dây cáp đi kèm thì các thiết bị bàn phím, màn hình, chuột dành cho 32 server hoàn toàn được thay thế. Mặc dù bị giới hạn bởi số lượng port, tuy nhiên với khả năng mở rộng – kết nối phân tầng (cascading) và kết nối ngang hàng (daisy chain) - hệ thống KVM switch cao cấp vẫn đáp ứng nhu cầu quản lý đối với các hệ thống lớn lên tới vài trăm thậm chí cả ngàn server.

Mô hình đấu nối server với KVM Switch

Với việc dùng KVM switch ở những nơi có nhiều server như phòng máy hoặc data center thì người dùng   có đuợc nhiều lợi ích. Cụ thể là tiết kiệm chi phí do không phải đầu tư vào các thiết bị không cần thiết cũng như phải bỏ ra khoảng chi phí để duy trì cho các thiết bị hoạt. Hơn nữa, không gian trong data center sẽ được giải phóng và hiệu quả công việc được cải thiện khi người quản trị không mất nhiều thời gian khi điều khiển các server.

Bật mí 6 quy tắc lựa chọn tên miền (Domain)


1. Domain (tên miền) ngắn gọn và dễ nhớ
Domain (tên miền) ngắn gọn giúp dễ đọc, dễ viết và dễ nhớ và thuận tiện khi thiết kế logo hoặc bộ nhận diện thương hiệu cho website.

Ví dụ: Google.com, yahoo.com, alibaba.com

2. Domain (tên miền) chứa từ khóa cần SEO
Domain (tên miền) chứa từ khóa là 1 trong 200 tiêu chí để google xếp hạng trang web. Ngoài ra Domain (tên miền) chứa từ khóa cần Seo rất dễ nhớ, giúp cho khách hàng có thể nắm bắt được ngay nội dung trang web truy cập nói về điều gì.

Ví dụ bạn đang Seo các từ khóa liên quan đến lĩnh vực đào tạo kế toán thì Domain (tên miền) lựa chọn “hocketoan.com”.

3. Domain (tên miền) chứa thương hiệu công ty
Các công ty, tập đoàn lớn hay lựa chọn các tiên miền chính là tên công ty giúp dễ dàng quảng bá được thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp trên internet.
Ví dụ: Domain (tên miền) của trường đào tạo SEO Vinamax: vinamax.edu.vn
 

4. Domain (tên miền) khó viết sai
Các Domain (tên miền) quá dài đặc biệt là các Domain (tên miền) tiếng anh rất dễ bị khách hàng viết sai.

Ví dụ: hyundaicounty.com – Khách hàng sẽ rất khó để có thể viết đúng được Domain (tên miền) này.

5. Domain (tên miền) không chứa ký tự đặc biệt
Việc đăng ký Domain (tên miền) có chứa các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang “-” hoặc dấu “+” sẽ khiến cho Domain (tên miền) dài hơn đồng thời làm giảm mức độ chuyên nghiệp của Domain (tên miền). Hãy thử hình dung nhân viên tư vấn gọi điện cho khách hàng mời tham dự 1 khóa học seo chuyên nghiệp: “Quý khách vui lòng truy cập vào website dao-tao-seo.com để biết thêm thông tin chi tiết và lịch khai giảng khóa học”. Thật thiếu chuyên nghiệp đúng ko nào?

Domain (tên miền) của ngân hàng Bắc Á là 1 ví dụ điển hình: baca-bank.vn

6. Lựa chọn Domain (tên miền) dựa trên khách hàng mục tiêu
Nếu đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến là toàn cầu thì nên lựa chọn các Domain (tên miền) quốc tế như .com, .net, .org. Hoặc nếu đối tượng khách hàng của bạn chỉ nhắm đến trong 1 địa phương nào đó thì có thể lựa chọn Domain (tên miền) liên quan đến địa phương đang kinh doanh.

Giải pháp RAM ảo (Virtual Memory)


Các máy Windows, người dùng máy tính Windows thường có cái cách là dùng một phần ổ cứng chia ra để làm RAM ảo, mục đích là để giảm tải gánh nặng xử lý trên RAM thật khi RAM thật không đủ để xử lý các ứng dụng như ví dụ trong máy của tôi.

Trên Linux cùng dùng bộ nhớ ảo với tên gọi SWAP, Swap là 1 phân vùng bộ nhớ nằm trên đĩa cứng của bạn. Phân vùng này để làm gì, nó chỉ có tính chất hỗ trợ Ram mà thôi. Bình thường, Swap được khuyến cáo là = hoặc gấp đôi dung lượng bộ nhớ Ram.

Các hệ thống máy chủ cũng rất hay dùng RAM ảo. RAM ảo được tạo ra từ việc gộp chung toàn bộ số RAM thực đang có trong các máy tính của một Data Center và tạo thành một POOL RAM (memory pool) chung cho toàn hệ thống. Các máy tính con trong hệ thống máy chủ hay các ứng dụng con có thể truy cập và sử dụng số RAM ảo mày mà không bị giới hạn về mặt phần cứng và có thể dùng số RAM đó để làm bộ nhớ cache tốc độ cao hay làm bộ nhớ cho CPU và GPU. Ưu điểm của RAM ảo là nó cho phép các ứng dụng có thể tận dụng được số RAM cực kỳ lớn, giảm thiểu tình trạng thắt nghẽn do thiếu RAM và tăng hiệu suất máy tính, tận dụng số RAM rỗi trong hệ thống máy chủ.

Coupon là gì? Sử dụng nó như thế nào ?


Coupon là gì?

Coupon còn gọi là phiếu giảm giá được ghi rõ giá khuyến mãi trên phiếu. Giá tiền được hoàn lại trong các hình thức giảm giá mua hàng của bạn. Phiếu giảm giá đã có từ lâu dưới hình thức là phiếu khuyến mãi từ giấy báo hoặc là phiếu giảm giá hiện đại được in từ phiếu giảm giá trực tuyến. Mỗi phiếu giảm giá có giá trị khác nhau. Một số phiếu được hoàn lại 10%, trong khi những những phiếu khác được miễn phí vận chuyển. Nó chỉ đơn giản phụ thuộc vào kỹ thuật của phiếu giảm giá. Xin vui lòng đọc phiếu giảm giá của bạn một cách cẩn thận để xác định giá trị cụ thể của nó.

Đôi nét về lịch sử của phiếu coupon giảm giá

Phiếu giảm giá đã từng được phát hành ở hình thức phiếu giảm giá trên báo giấy truyền thống. Chúng thường nằm trong các tờ báo chủ nhật như là một phần của bộ phận quảng cáo chèn vào. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, phiếu giảm giá đã thay đổi đáng kể. Với sự tăng cường sử dụng internet, phiếu giảm giá đã trải qua một cuộc cách mạng điện tử của riêng mình. Khi mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, việc sử dụng các phiếu giảm giá trực tuyến cũng trở nên phổ biến hơn. Thay vì cắt phiếu giảm giá và lái xe đến cửa hàng để đổi lấy, nhiều người hơn và nhiều hơn nữa đang vào các trang web cung cấp thông tin phiếu coupon giảm giá rồi in ra để sử dụng.Cuộc cách mạng của phiếu giảm giá là cho phép ngày càng nhiều người tiết kiệm được tiền bên cạnh máy tính của họ.

Mã khuyến mãi giảm giá là gì?

Mã khuyến mã giảm giá chỉ được tìm thấy trên phiếu giảm giá trực tuyến. Cả hai phiếu giảm giá giấy và phiếu giảm giá đều có in mã vạch để xác định các loại hình giảm giá. Một mã khuyến mãi tương đương với phiếu giảm giá trực tuyến. Khi bạn hoàn tất mua sắm và nhập vào trang kiểm tra, nên có một hộp thoại mà yêu cầu một mã giảm giá hoặc mã khuyến mãi. Nhập mã khuyến mãi trong hộp thoại này, và thông tin quy định giảm giá trên phiếu sẽ được nhập vào máy tính và số tiền khuyến mãi sẽ trừ vào hóa đơn của bạn.

Tại sao các nhà bán lẻ cung cấp phiếu giảm giá?

Nếu phiếu giảm giá tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng, có nghĩa là phiếu giảm giá làm các nhà bán lẻ bị mất tiền và lỗ. Vậy lý do tại sao các nhà bán lẻ lại phát hành phiếu giảm giá cho người tiêu dùng? Câu trả lời là quảng cáo. Nếu họ không phát hành phiếu giảm giá, hoặc nếu bạn không dùng phiếu giảm giá của họ trên GiaKhuyenMai.com.vn, bạn sẽ không bao giờ có thể mua hàng cho họ. Bạn có thể không bao giờ thậm chí còn không biết về hoặc truy cập trang web của họ. Các phiếu giảm giá sẽ tăng lưu lượng truy cập đến trang web của nhà bán lẻ thông qua trang web cung cấp phiếu giảm giá, và nếu bạn hài lòng với mua hàng của bạn, bạn có thể trở lại vào một ngày sau đó. Khuyến mãi là một cách tuyệt vời để đạt được quảng cáo giá rẻ.

Bảo mật thông tin với SSL


SSL là gì?

SSL là một giao thức mật mã có chức năng bảo mật các thông tin được truyền qua internet. Ngày nay, SSL được ứng dụng rất nhiều trong các ứng dụng web, email, fax, VOIP,... Bài viết này không đi quá sâu vào những vấn đề kĩ thuật của SSL mà chỉ giới thiệu sơ về cách thức hoạt động của SSL để các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của nó.

Thông tin truyền đi trên Internet có an toàn không?

Câu trả lời là không. Nếu không có sự bảo vệ của SSL, mọi thông tin như email, mật khẩu, thông tin cá nhân của bạn có thể bị đánh cắp một cách dễ dàng. Một số trang web trấn an người dùng bằng cách cho họ gõ mật khẩu bằng bàn phím ảo, nhưng mình khẳng định rằng cách đó cũng không bảo đảm an toàn cho mật khẩu của bạn nếu không có tầng bảo mật SSL.

Khi nào thông tin của bạn được bảo vệ?

Bạn hãy nhìn lên thanh địa chỉ của trình duyệt khi bạn truy cập một trang web, nếu nó bắt đầu bằng https:// thì có nghĩa là bạn đã an toàn.

 SSL bảo vệ thông tin của bạn như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách thức hoạt động của SSL, mình sẽ giới thiệu với các bạn một số thuật ngữ:

Mã hóa bất đối xứng:
Thuật toán mã hóa bất đối xứng sử dụng một cặp khóa bao gồm khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key). Khóa công khai được sử dụng để mã hóa thông tin, và muốn giải mã bản tin mã hóa đó bạn phải có khóa riêng tư. Tất nhiên bạn cũng có thể mã hóa thông tin bằng khóa riêng tư. Thuật toán mã hóa bất đối xứng phổ biến nhất là RSA.

Mã hóa đối xứng:
Thuật toán mã hóa đối xứng chỉ sử dụng một khóa duy nhất. Khóa này có cả chức năng mã hóa và giải mã. VD: DES, 3DES, AES,...

Nhà cung cấp chức thực số: Certificate Authority (CA) là một tổ chức uy tín mà mọi người cùng tin tưởng. VD: VeriSign, GlobalSign, DigiCert, Thawte, GeoTrust, Comodo,...

Chữ kí số:
Chữ kí số là một ứng dụng của thuật toán mã hóa bất đối xứng. Chỉ người nào có khóa bí mật mới có thể tạo ra chữ kí của họ. Khóa công khai dùng để xác nhận xem chữ kí đó có chính xác không mà thôi.


Quay trở lại với cách thức hoạt động của SSL, quá trình trao đổi khóa và mã hóa thông tin được thực hiện theo các bước sau:

Trong phần này client là bạn (hay trình duyệt web của bạn) và server là máy chủ web của trang web xyz.com mà bạn truy cập

Client Hello: Client kết nối đến server theo địa chỉ https://xyz.com qua cổng 443
Server Hello: Server sẽ gửi cho client một bản tin bao gồm:
- Khóa công khai của tên miền xyz.com và khóa này phải chưa hết hạn.
- Chữ kí của CA xác nhận rằng khóa công khai trên là của tên miền xyz.com.
Client (browser) đã được cài đặt sẵn khóa công khai của CA nên nó có thể kiểm tra tính chính xác của chữ kí trên.
Nếu bước 3 đúng, client sẽ tạo một khóa đối xứng (AES hoặc 3DES). Sau đó mã hóa khóa này bằng khóa công khai của server và gửi bản tin mã hóa đến server.
Server dùng khóa riêng tư của mình để giải mã bản tin đã mã hóa ở bước 4 để lấy khóa đối xứng của client. Vì tính chất của thuật toán mã hóa bất đối xứng nên chỉ server xyz.com (là người có khóa riêng tư) mới có thể giải mã bản tin này và biết được khóa công khai của client.
Các bước tiếp theo, server và client sử dụng khóa đối xứng của client mã hóa và giải mã các thông tin trao đổi.
Như các bạn thấy theo các quá trình trên thì toàn bộ các thông tin riêng tư (bao gồm khóa đối xứng của client và thông tin trao đổi trong các phiên tiếp theo) đều được bảo mật trên đường truyền.

Về độ an toàn của thuật toán mã hóa đối xứng AES, nó được chính phủ Hoa Kì tuyên bố có thể sử dụng cho thông tin mật và với khóa có độ dài đủ lớn (128, 192 và 256 bít) là đủ an toàn để bảo vệ các thông tin được xếp vào loại TỐI MẬT.

Ngày nay các ngân hàng, ví điện tử, tổ chức chứng khoán hay các công ty lớn như (Google, Facebook, Apple, Microsoft) đều sử dụng SSL cho các sản phẩm của mình.

Shared Hosting – Host sử dụng chung tài nguyên


Shaerd Hosting không phải là hosting do người khác chia sẻ miễn phí với bạn, mà shared hosting nghĩa là các gói host  bao gồm miễn phí và trả phí được sử dụng chung một nguồn tài nguyên trên máy chủ như RAM, CPU, Dung lượng đĩa, Băng thông,…Và lẽ dĩ nhiên, các gói shared hosting đều nằm trên chung một máy chủ vật lý.

Ưu điểm:
- Dễ sử dụng.
- Được hỗ trợ kỹ thuật.
- Giá cả hợp lí.
- Có cài các phần mềm cần thiết để chạy Website.
- Tốc độ cao.

Nhược điểm:
- Giới hạn tài nguyên sử dụng như băng thông, dung lượng.
- Bảo mật tương đối.
- Bị downtime khiến website không truy cập được.
- Thích hợp với các website nhỏ và vừa.

Giải pháp dùng VPS để chạy Website

Nếu website của bạn vượt quá mức tài nguyên cho phép của các dịch vụ Shared Host thì giải pháp  mà bạn cần hướng đến đó là các dịch vụ VPS.


VPS thì cũng có chức năng như host nhưng cái khác là nó được cấp một lượng tài nguyên nhất định để sử dụng độc lập, không ảnh  hưởng bởi các website khác trên cùng một server.

Ưu điểm:
- Tốc độ cao vì không bị ảnh hưởng bởi các website khác.
- Bảo mật tốt.
- Tự do tùy chỉnh thiết lập trong server giúp web chạy tốt nhất.
- Cài bao nhiêu phần mềm tùy thích.

Nhược điểm:
- Cần có kiến thức về quản trị mạng về máy tính và hiểu cơ chế hoạt động của nó.
- Bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về dữ liệu được lưu trong đó.

Những kiến thức cơ bản về Hosting


1. Hosting là gì ?
Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail… ,bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.

Ví dụ: Bình thường bạn có 1 file trong máy tính, trong Localhost của bạn, giờ bạn muốn cho người khác xem thì bạn cần tải file đó lên mạng, nơi để lưu trữ file đó gọi là hosting.
 
2. Tại sao cần phải mua hosting ?
Nếu không có hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Vậy nên rất cần thiết để có một gói hosting.


3. Các loại hosting
– Shared hosting: Chia sẻ host
– Collocated hosting: Thuê chỗ đặt máy chủ
– Dedicated Server: Máy chủ dùng riêng
– Virtual Private Server: VPS là máy chủ riêng ảo

4. Các thông số cần biết trong hosting
– Hệ điều hành (OS) của máy chủ : hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows.

       + Hosting Linux: là Hosting chuyên hỗ trợ ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở…

     + Hosting Windows: Hosting Windows chuyên hỗ trợ về ngôn ngữ lập trình ASP, ASP.Net, HTML …. vì các Ngôn ngữ này, chạy chuyên trên Hosting Windows, do vậy khi load Web sẽ hỗ trợ tốt hơn, Hosting Windows có hỗ trợ ngôn ngữ PHP, nhưng chủ yếu, là hỗ trợ chính là ASP …

– Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải file lên host
– Băng thông: Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng
– PHP: Phiên bản php hỗ trợ
– Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
– RAM: Bộ nhớ đệm
– Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
– Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền
– Park domain: Số lượng tên miền có thể parking
– Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting
– FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting