Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Tên miền (Domain) Quốc tế là gì ? Có những loại nào ?

Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”


- Tên miền Quốc tế :  Là tên miền được cấp phát do Tổ chức Quản lý Tên miền Quốc tế ICANN (www.icann.org) cấp phát. Tên miền quốc tế dùng chung cho các quốc gia.

- Tên miền quốc tế có các đuôi trực thuộc và ý nghĩa của nhóm tên miền Quốc tế như sau:


    .aero - dành cho công nghiệp vận tải hàng không

    .biz - dành cho công việc kinh doanh

    .cat - dành cho ngôn ngữ/văn hóa Catalan

    .com - dành cho các tổ chức thương mại, nhưng không có hạn chế

    .coop - dành cho các tổ chức hợp tác

    .edu - dành cho các cơ sở giáo dục sau cấp 2

    .gov - dành chho chính phủ và cơ quan đại diện tại Hoa Kỳ

    .info - dành cho các trang thông tin, nhưng không có hạn chế

    .int - dành cho các tổ chức quốc tế được thành lập theo hiệp ước

    .jobs - dành cho các trang liên quan đến việc làm

    .mil - dành cho quân đội Hoa Kỳ

    .mobi - dành cho các trang chuyên về thiết bị di động

    .museum - dành cho các nhà bảo tàng

    .name - dành cho dòng họ và cá nhân

    .net - nguyên thủy dành cho hạ tầng mạng, nay không có hạn chế

    .org - nguyên thủy dành cho những tổ chức không xác định được rõ thuộc về tên miền dùng chung nào khác, nay không có hạn chế

    .pro - dành cho những tổ chức chuyên nghiệp

    .tel - dành cho những dịch vụ liên quan đến mạng điện thoại và Internet (được thêm ngày 2 tháng 3, 2007)

    .travel - dành cho những công ty du lịch, hàng không, chủ khách sạng, cục du kháh, v.v...

    .asia - dành cho cộng đồng Châu Á

    .post - dành cho dịch vụ bưu chính

    .geo - dành cho các trang có liên quan đến địa lý

    .cym - dành cho ngôn ngữ/văn hóa xứ Wales

    .....

Tại sao tôi lại phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông ?


Điều 23 của Luật CNTT quy định tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền Quốc gia Việt Nam ".vn" phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông những thông tin sau đây:

    Tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện, tên cá nhân.

    Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân.

    Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân.

    Số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử.

    Các tên miền đã đăng ký.

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin này, khi thay đổi thông tin thì phải thông báo về sự thay đổi đó.

Như vậy, việc thông báo thông tin như trên là thực hiện theo quy định của Luật CNTT, chứ không phải việc đăng ký tên miền.

Microsoft nhầm lẫn đề nghị Google “xử” cả tên miền Microsoft.com.

Trong nỗ lực nhằm gỡ bỏ những liên kết vi phạm bản quyền trên mạng Internet, hãng Microsoft đã…nhầm lẫn đề nghị Google “xử” cả tên miền Microsoft.com.
 

Tính tới nay, Google đã nhận yêu cầu gỡ bỏ tới 100 triệu đường liên kết “có vấn đề” khỏi kết quả tìm kiếm của họ, nếu như những liên kết này liên quan tới nội dung vi phạm bản quyền.

Để tích cực tham gia quá trình này, Microsoft đã ủy quyền cho công ty quản lý quyền nội dung có tên là LeakID để tìm kiếm và gửi yêu cầu kiểm duyệt tới Google.

Với tư cách đại diện cho Microsoft, LeakID đã không may để nhầm lẫn, nên đề nghị “gã khổng lồ tìm kiếm” gỡ bỏ cả những liên kết dẫn tới website chính Microsoft.com.

Khi xem xét cụ thể thì người ta thấy rằng công ty được ủy quyền đã copy và paste lỗi, nên đưa tên miền thực sự của Microsoft vào danh sách “những đường link vi phạm.”

Rất may, Google đã kịp nhận ra sơ suất nói trên và không… “xử” trang web Microsoft.com.

Theo Báo cáo Minh bạch gần đây của Google thì kể từ hồi tháng Một tới nay, hãng này đã nhận được lượng đề nghị gỡ bỏ 100 triệu liên kết khỏi kết quả tìm kiếm của họ, nhiều gấp đôi so với hồi năm ngoái.

Hai tổ chức tích cực đề nghị nhất là Degban, hãng bảo vệ bản quyền “thuê” cho các khách hàng và tổ chức công nghiệp âm nhạc Anh BPI.

Trong khi Degban “sở hữu” lượng đề nghị gỡ bỏ tới 31 triệu đường liên kết thì với BPI, con số này là 26 triệu.

Cơ chế mới của ICANN về đăng ký tên miền cấp cao nhất

Theo Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất của ICANN, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký tên miền cấp cao nhất bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc không nhất thiết phải phân theo lĩnh vực như trước đây. Chương trình mới này cũng có cơ chế bảo vệ lợi ích chặt chẽ hơn cho các cá nhân và đơn vị đăng ký tên miền.
 

Có thể đăng ký tên miền quốc tế bằng tiếng Việt

Ngày 12/01/2012, Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers - ICANN) đã chính thức triển khai đợt 1 Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (New generic Top Level Domain - New gTLD). Khác với hai hệ thống tên miền cấp cao nhất hiện có là tên miền quốc gia, vùng lãnh thổ (country code Top Level Domain - ccTLD, ví dụ .vn cho Việt Nam) và tên miền chung phân theo lĩnh vực kinh tế xã hội (generic Top Level Domain - gTLD, ví dụ .com cho khu vực kinh doanh, .edu cho khu vực giáo dục,…), tên miền cấp cao nhất mới không phân theo lĩnh vực và có thể sử dụng ngôn ngữ riêng của các quốc gia.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới đều có thể gửi hồ sơ đăng ký tên miền cấp cao nhất mới tới ICANN để xét duyệt. Trường hợp được chấp thuận, đơn vị gửi đăng ký sẽ trở thành chủ thể khai thác, quản lý sử dụng tên miền do mình đăng ký. Như vậy về lý thuyết, trong tương lai có thể xuất hiện các tên miền cấp cao nhất mới như .việt (hoặc .viet), .thểthao (hoặc .thethao)… do một tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoặc Việt Nam quản lý bên cạnh tên miền .vn mà Bộ TT&TT đang quản lý.

Hiện nay ICANN đang tiến hành thủ tục xét duyệt các hồ sơ đăng ký đợt 1 (khoảng 1.825 hồ sơ). Trong số này không có tên miền theo tiếng Việt và cũng không có đăng ký nào của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Các thông tin cụ thể về Chương trình, danh sách tên miền đăng ký đợt 1 tham khảo tại địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/. Theo dự kiến của ICANN, tên miền cấp cao nhất theo quy định mới sẽ chính thức được cấp vào tháng 9/2013. Quá trình thẩm định hồ sơ, cấp phát tên miền của vòng đăng ký thứ 1 sẽ tiếp diễn trong năm 2013 và kéo dài sang năm 2014.

Việc xét duyệt các đăng ký tên miền cấp cao nhất mới của ICANN được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của các quốc gia, lợi ích của cộng đồng và quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu... Toàn bộ cơ chế, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phát tên miền được quy định trong tài liệu Hướng dẫn về đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (New gTLD Applicant Guidebook) do ICANN biên soạn. Tài liệu này hiện vẫn được ICANN tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, hoàn thiện. Phiên bản mới nhất có thể tải về từ địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/applicants/agb.

Ba cơ chế bảo vệ quyền lợi đáng chú ý


Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới của ICANN hiện được các quốc gia, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới hết sức quan tâm do ảnh hưởng quan trọng của nó đến quyền lợi cả về chính trị, kinh tế và văn hóa; đặc biệt là những vấn đề như bảo vệ tên gọi quốc gia, tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ, tên gọi biểu trưng ý nghĩa văn hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu… Liên quan đến những vấn đề này, ICANN đã và đang cung cấp một số cơ chế mà các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có thể vận dụng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có 03 cơ chế đáng chú ý như sau:

- Cơ chế phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (Objection): Áp dụng trong quá trình đăng ký tên miền, theo đó Chính phủ các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp gửi hồ sơ tới ICANN để phản đối chính thức một đăng ký tên miền cấp cao nhất mới cụ thể có nguy cơ xâm phạm đến lợi ích của mình như gây nhầm lẫn với tên miền cấp cao nhất hiện có; xâm phạm đến quyền lợi pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp; vi phạm các quy tắc đạo đức, trật tự công cộng được thừa nhận bởi luật pháp quốc tế…

- Cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng sau khi tên miền cấp cao nhất mới được ICANN cấp và được đưa vào sử dụng bởi nhà quản lý tên miền gốc, nhà đăng ký tên miền: Tổ chức, doanh nghiệp có thể khiếu nại hoạt động của nhà quản lý tên miền gốc trong quá trình quản lý, cấp phát tên miền dưới tên miền cấp cao nhất mới trong trường hợp có sự xâm phạm đến lợi ích về thương hiệu của tổ chức, cá nhân hoặc trái với nội dung Hợp đồng mà nhà quản lý tên miền gốc đã ký kết khi được cấp tên miền cấp cao nhất mới (Registry Agreement). Chi tiết nội dung các cơ chế này tham khảo tại địa chỉ http://newgtlds.icann.org/en/program-status/pddrp .

- Cơ chế đăng ký thương hiệu: Tổ chức, doanh nghiệp chủ động đăng ký thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House (do một tổ chức ký hợp đồng với ICANN quản lý) để được sử dụng 02 dịch vụ: Dịch vụ Sunrise (cho phép tổ chức đã đăng ký thương hiệu (vào cơ sở sữ liệu Trademark Clearing House) sẽ được ưu tiên đăng ký sử dụng tên miền trùng với tên thương hiệu của mình trước khi việc đăng ký tên miền được chính thức cung cấp cho công cộng).  Và dịch vụ Trademark Claim (cho phép tổ chức đã đăng ký tên thương hiệu nhận được thông báo ngay khi có chủ thể đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu của mình).

Mọi tổ chức, doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký tên thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House từ ngày 26/3/2013. Thông tin chi tiết tham khảo tại địa chỉ http://trademark-clearinghouse.com/. Tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo tài liệu Hướng dẫn để biết thêm chi tiết về các cơ chế bảo vệ quyền lợi liên quan đến Chương trình đăng ký tên miền cấp cao nhất mới.

8 Kinh nghiệm giúp bạn chọn được một tên miền (Domain) hay

Bạn muốn mở 1 công ty, muốn quảng cáo công ty của mình tới mọi người, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là mua tên miền thương hiệu cho công ty của mình, sau đây mình xin giới thiệu tới các bạn 1 số mẹo khi chọn mua tên miền


1. Giữ nó ngắn

Mặc dù một số nơi cho phép bạn đăng ký một tên với 63 ký tự, bạn có để giữ trong tâm trí mọi người cần để có thể để ghi nhớ nó, và dễ dàng đưa nó vào trình duyệt của họ. Hãy thử đăng ký tên ngắn nhất mà khách hàng và khách của bạn sẽ liên kết với Website của bạn. Nguyên tắc chung là: giữ nó dưới bảy ký tự nếu có thể. (Không bao gồm các hậu tố).

2. Hậu tố Dot (Chấm) gì?

Có nhiều phần mở rộng khác nhau có sẵn ngay. Đối với các doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn nên dùng hậu tố .com. Đó là phần mở rộng đầu tiên mà hầu hết mọi người cố gắng khi tìm kiếm một trang.  Ngoài ra, vì nó là một trong những phần mở rộng lâu đời nhất.

3. Tránh Tên đăng kí nhãn hiệu

Có hai lý do thực sự tốt cho việc này. Đầu tiên, nó không thực sự tốt đẹp. Chúng tôi đã nghe tất cả những câu chuyện về anh chàng khờ dại, người đã nghĩ trước và mua "some-huge-multi-million-dollar-company.com" và bán lại cho công ty cho đủ tiền để nghỉ hưu. Nhưng, hãy nhớ rằng những công ty, giống như bạn, đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc tạo ra thương hiệu của họ, và những gì diễn ra xung quanh. Ngoài ra, các công ty không còn mở túi tiền của họ để có được tên của họ trở lại. Họ sẽ gọi luật sư của mình để kiện bạn.

4. Đăng ký tên miền của bạn bây giờ         
                  

Bạn phải đăng ký sớm trừ khi bạn muốn gặp khó khăn với "the-domain-name-that-no-one-wanted.net" (Một-Tên-miền-không-ai-muốn.net). Bạn không cần phải có một Webmaster hoặc một bộ phận thương mại điện tử hoặc một nhà tư vấn thiết kế web hoặc ... Heck, bạn thậm chí không cần một trang Web. Chỉ cần nhận ra và đăng ký trước khi bạn mất cơ hội để có được những tên mà bạn thực sự muốn.

5. Một là không đủ


Đôi khi, nó không phải là một ý tưởng tồi để đăng ký một vài tên miền tương tự. Nếu bạn có "http://joomquery.com", đăng ký "http://joomquery.net" để không ai khác có. Bạn có thể đăng ký tên công ty đầy đủ của bạn và ngắn hơn, dễ dàng hơn. Một số người thậm chí còn đăng ký lỗi chính tả phổ biến của tên công ty của họ. (Bạn không cần một trang web riêng biệt cho mỗi lĩnh vực Một số có thể trỏ đến cùng một trang web..)

6. Loại ký tự


Tên miền chỉ có thể sử dụng các chữ cái, số, và dấu gạch ngang. Khoảng trống và biểu tượng không được phép. Ngoài ra, tên miền không phải là trường hợp nhạy cảm.

7. Hỏi bạn bè, người xung quanh


Khi bạn đã quyết trên một số lựa chọn tên có sẵn, xem những gì bạn bè và khách hàng của bạn nói. Một tên có thể làm cho cảm giác hoàn hảo để không quá khó khăn cho những người khác nhớ. Là tên miền của bạn dễ dàng để nói không (phát âm)? Khó đánh vần không? Làm bạn phải giải thích lý do tại sao bạn chọn cái tên đó?

8. Không phung phí khoản tiền lớn $ $ $


Tại một thời gian, các công ty đã có thể nhận được ngay với lệ phí cộng với một "bắt buộc" $ 70 lệ phí InterNIC. Gần đây, nó đã được quyết định rằng các công ty khác sẽ có thể cạnh tranh để bán tên miền. Điều này đã hạ giá đáng kể.

Hãy nhớ, nếu bạn nghĩ rằng nếu bạn đã tìm thấy tên miền, nhưng bạn không khá chắc chắn nếu đó là một trong ... đăng ký nó ngay trước khi một người nào khác sở hữu mất!

Quy định của pháp luật Việt Nam về việc đăng ký,sử dụng tên miền quốc gia


Một số quy định hiện hành của Pháp luật liên quan tới việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam

I. Luật Công nghệ Thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2009

Điều 23. Thiết lập trang thông tin điện tử

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông. Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ Bưu chính, Viễn thông những thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện; tên cá nhân;
b) Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân;
c) Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân;
d) Số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử;
đ) Các tên miền đã đăng ký.

3. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, khi thay đổi thông tin  thì phải thông báo về sự thay đổi đó.

II. Nghị định số 28/2009/NĐ-CP Quy định sử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và Thông tin điện tử trên Internet

Điều 11. Vi phạm các quy định về sử dụng tên miền Internet

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên miền cấp cao khác tên miền “.vn” mà không thông báo hoặc thông báo thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định; khai báo thông tin không chính xác hoặc không cập nhật khi có thay đổi thông tin về tên, địa chỉ liên hệ đối với tổ chức hoặc tên, địa chỉ liên hệ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu đối với cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền “.vn”.

III. Thông tư 09/2008/TT-BTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet

Các quy định tại khoản 3 mục II - Thông tư 09/2008/TT-BTTTT

      - Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
     - Tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
     - Tổ chức, cá nhân khi đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ thông tin về máy chủ tên miền mà nó được trỏ tới.
     - Tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp tại Việt Nam sử dụng các tên miền quốc tế để thiết lập trang thông tin điện tử phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông tại Website www.thongbaotenmien.vn

Hướng dẫn Backup và restore dữ liệu trong Kloxo

Đối với hệ thống mới để sử dụng ổn định hơn sau khi các lỗi được fix cần thực hiện backup dữ liệu thường xuyên để phòng ngừa trường hợp xấu xảy ra.


Để thực hiện backup và restore Kloxo các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

1/Lệnh Backup

/script/backup --class=client --name=admin

Trường hợp này –name ta có thể thay bằng customer (nếu muốn backup = customer )

Kloxo backup theo cơ chế cây chia nhánh.Khi ta backup –name=admin thì sẽ tự động backup hết toàn bộ customer,ssl,certificate…..

Khi backup xong hệ thống sẽ tự động lưu trữ trong thư mục: " Backup has been saved in /home/kloxo/client/admin/__backup/"

2/Lệnh Restore

/script/restore --restore --accounts=all <backup-file-path>

Mặc định file backup sẽ được lưu ở : /home/kloxo/client/admin/__backup/

3/Để list các nội dung của một tập tin sao lưu


/script/restore --list <backup-file-path>

4/Để khôi phục lại số lượng lớn host với 1 client nhất định


#cd /usr/local/lxlabs/kloxo/httpdocs/#lphp.exe ../bin/common/restore.php --restore --accounts=domain:domain.com,client:clientname <backup-file-path>

5/Trường hợp muốn restore đúng 1 client nào đó thì ta phải tạo ra 1 client có sẵn rồi mới restore file backup trên client đó


#cd /usr/local/lxlabs/kloxo/httpdocs/#lphp.exe ../bin/common/restore.php --class=client --name=clientname --restore <backup-file-path>

Chú ý là tùy chỉnh các thông số thích hợp theo user tương ứng

Tuy nhiên ngoài cách thực hiện bằng dòng lệnh ta có thể sử dụng qua giao diện của Kloxo của admin là:

- Vào Home > Advanced > Backup Home

- Mặc định các file backup sẽ lưu tại đường dẫn /home/kloxo/client/admin/__backup bạn có thể truy cập và download.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Bkav chi hàng trăm triệu đồng để mua lại tên miền Home.vn

Theo nguồn tin của ICTnews cho biết: Bkav đã chi hàng trăm triệu đồng để mua lại tên miền trong nước Home.vn . Chính thức ra mắt Ngôi nhà online Home.vn và ngày 29/9/2014.

Bkav cũng đã từng phải chi 2,3 tỷ đồng  để mua lại tên miền quốc tế Bkav.com từ một công ty của Mỹ đầu năm 2012.

Tên miền Home.vn được mua nhằm xây dựng một dự án kho duyệt web đảm bảo an toàn cho người người Việt Nam.

Home.vn được xem là ngôi nhà online, là nơi tập trung tất cả các website tiện ích thiết yếu mà người dùng thường xuyên truy cập mỗi ngày như trang tin tức, nghe nhạc, xem phim, học tập, phần mềm...Đặc biệt, Ngôi nhà online Home.vn có chức năng tùy biến, giúp người dùng có thể thêm mới, xóa, sửa, thay đổi vị trí các website theo nhu cầu cá nhân. Ngôi nhà online được kỳ vọng sẽ là  điểm khởi đầu để mọi người truy cập đến các dịch vụ khác mỗi ngày.

Theo ông Bạch Thành Lê, PCT phụ trách Công nghệ thông tin Bkav cho biết: “Ngay khi quyết định xây dựng một Ngôi nhà online cho người dùng Việt Nam, chúng tôi đã đầu tư mua lại tên miền Home.vn từ một công ty nước ngoài đã sở hữu nhiều năm trước. Đây có lẽ là một trong những tên miền .vn có giá chuyển nhượng cao nhất tại Việt Nam hiện nay"

Cũng theo Bkav, hiện nay mọi người có xu hướng tăng sử dụng các dịch vụ trên website và giảm mức độ sử dụng phần mềm trên máy tính. Do đó, Ngôi nhà online Home.vn là xu hướng dịch vụ tất yếu trong thời gian sắp tới.

Cùng với kho duyệt web Home.vn, Bkav cho biết sẽ vẫn duy trì vận hành Kho phần mềm miễn phí Khophanmem.vn, nơi tập trung các tiện ích thiết yếu như bộ gõ tiếng Việt, từ điển, ứng dụng nghe nhạc, xem phim, phần mềm bảo mật, phần mềm học tập, tiện ích hệ thống…

Ngay từ bây giờ, bạn có thể truy cập Home.vn để sử dụng các tiện ích có trong Ngôi nhà online.

P/s: Có thể bạn qua bài viết này bạn đã có được cái nhìn rõ nét và trực quan nhất về Giá trị của một tên miền đẹp rồi nhỉ!

TÊN MIỀN TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU LÀ VI PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ ?

Cùng với việc bùng nổ phát triển Internet và cơn sốt làm thương mại điện tử, số lượng đăng ký tên miền quốc tế và tên miền quốc gia Việt Nam .VN hàng tháng là trên 8000, và cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước”, các vụ việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.


Tranh chấp tên miền và thương hiệu luôn hiện hữu

Với việc tên miền là đối tượng có đặc tính duy nhất, trong khi đối tượng SHTT lại đa dạng và hay trùng lặp giữa các quốc gia, nền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ là nguyên nhân của tranh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp xảy ra khi một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Và để xảy ra việc tranh chấp này, lỗi đầu tiên thuộc về chính các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

Theo quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng như quy định chung về bảo vệ SHTT theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo khu vực thì nhãn hiệu được đăng ký SHTT tại quốc gia này có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác trừ trường hợp chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn cách thức bảo vệ khu vực hoặc quốc tế thông qua Hiệp ước quốc tế. Bản chất của bảo vệ SHTT là phạm vi lãnh thổ biên giới các quốc gia trên thực tế khác với tên miền là đại diện thay thế địa chỉ IP để định danh máy tính trên Internet toàn cầu với phạm vi quốc tế. Với thông lệ quốc tế thì tên miền sẽ không được điều chỉnh theo quy định SHTT mà tuân thủ theo quy định của Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN), Nhà quản lý tên miền và Nhà đăng ký tên miền, hợp đồng đăng ký tên miền và một số quy định liên quan.

Vòng đời của Domain (tên miền)

Nếu bạn đang chờ đăng ký lại một tên miền đã hết hạn và muốn biết chính xác thời gian nào một tên miền hết hạn sẽ bị xóa, quay về trạng thái sẵn có để đăng ký (available)? Các giai đoạn vòng đời của tên miền như thế nào?

Mỗi tên miền từ lúc đăng ký kích hoạt sử dụng cho đến khi được giải phóng tự do trải qua các giai đoạn sau đây:

1. Available

Giai đoạn này tên miền chưa được ai đăng ký. Bạn có thể đăng ký tên miền với điều kiện tên miền hợp lệ.

Tên miền hợp lệ phải có điều kiện gì?

1. Chỉ có thể bao gồm chữ cái, chữ số hoặc dấu -
2. Chiều dài tối đa của tên miền là 64 ký tự
3. Ví dụ:
* xyz.com
* 123.com
* xyz-123.net
* xyz-123-lmn.net
* …

2. Registered

Giai đoạn này là tên miền đã được đăng ký, tên miền có thể được sử dụng làm tên website, e-mail, …
Giai đoạn này kéo dài từ 1 – 10 năm.

3. Expired

Thời điểm hết hạn của tên miền. Theo số năm bạn đăng ký!

4. Auto-Renew

Giai đoạn này có thể hiểu là giai đoạn tên miền đã hết hạn, nhưng vẫn có thể cứu được tên miền.
Thường giai đoạn này DNS sẽ bị Registrar đổi nên website, email thường bị gián đoạn hoạt động. Mặc dù thông tin quản lý tên miền vẫn còn giữ nguyên.
Thời gian này là thời gian có thể gia hạn tên miền để tên miền quay lại giai đọan Registered

Tại sao 0 – 45 ngàyngày?

Giai đoạn này có thể giản từ 0 – 45 ngày, do ICANN quy định. Registrar có thể dựa vào đó để ấn định con số ngày cụ thể.

Thường các Registrar ấn định thời gian giai đoạn này là 30 hoặc 40 ngày.

5. Redemption

* Giai đoạn này có thể coi tên miền đã chết, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, mọi hoạt động dựa trên tên miền (Web, mail, …) đều bị chấm dứt.
* Tên miền có thể cứu bằng cách liên hệ trực tiếp đến Registrar để yêu cầu chuộc tên miền, chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
* Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
* Giai đoạn này kéo dài 30 ngày.

Phí chuộc? Phí gia hạn?

* Là phí trả cho Registrar để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption
* Tuỳ thuộc vào quy định của Registrar mà phí chuộc có thể là: 100, 120, 140, 175, 200$, …
* Sau khi chuộc được tên miền, tên miền cần được gia hạn từ 1 – 10 năm để quay lại trạng thái Registered.

6. Pending Delete

1. Giai đoạn này tên miền đã chết hoàn toàn, không có khả năng cứu.
2. Thời gian kéo dài 5 ngày

7. Released (Available)

* Tên miền trở về trạng thái ban đầu Available, chờ được đăng trở lại. Bắt đầu một vòng đời mới.
* Tên miền có giá trị rất dễ bị mất vĩnh viễn
* Tên miền có lượng truy cập nhiều thường được các bộ máy săn tên miền “quan tâm”.
* Khi tên miền vừa Release mà chủ tên miền không kịp đăng ký lại thì sẽ bị bộ máy kia sẽ nhanh tay đăng ký trước.